Trong nền kinh tế vĩ mô chính sách khóa đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nó không chỉ tác động mà còn điều tiết được tăng trưởng của kinh tế. Vậy chính sách tài khóa là gì? Để giải đáp được những thắc mắc nói trên, quý độc giả hãy tham khảo những thông tin ở bài viết sau.
Tài khóa là gì?
Hiểu một cách đơn giải tài khóa có nghĩa là chu kỳ khoảng thời gian 12 tháng đủ để các đơn vị nhà nước hoặc doanh nghiệp báo cáo dự toán và quyết toán. Đây chính là mốc để tính thuế mỗi năm. Tùy thuộc theo quy định riêng của mỗi nước hoặc nhu cầu của cơ sở kinh doanh mà xác định tài khóa cho phù hợp. Có nhiều đơn vị chọn tài khóa trùng với năm dương lịch nhưng cũng có một số lại chọn mốc thời gian khác.
Khái niệm chính sách tài khóa
Chính sách tài khóa là gì có lẽ là băn khoăn của nhiều người. Đây chính là công cụ để chính phủ tác động đến chi tiêu và hệ thống thuế với mục đích ổn định và tăng trưởng nền kinh tế, tránh lạm phát, tạo công ăn việc làm…Việc thực thi chính sách tài khảo trực tiếp do chính phủ thực hiện, những cơ quan ở địa phương không được phép can thiệp.
Chính sách tài khóa sử dụng công cụ nào?
Công cụ thứ nhất của chính sách tài khóa đó chính là chi tiêu chính phủ. Việc chi tiêu tập trung vào chuyển nhượng và mua sắm hàng hóa. Về mua sắm thì phần lớn chính phủ dùng ngân sách của nhà nước để chi mua vũ khí, xây dựng cơ sở vật chất điện, đường, trường, trạm rồi trả lương cho cán bộ nhà nước…
Khi dùng ngân sách nhà nước để chi phí cho những việc nói trên sẽ điều tiết tổng cầu. Nếu chính phủ tăng hay giảm việc mua sắm thì tổng cầu cũng tăng giảm theo tính chất số nhân. Ví dụ trường hợp chi tăng lên một đồng thì tổng cầu tăng vượt quá một đồng. Ngược lại chi giảm một đồng thì kéo theo tổng cầu thu hẹp nhanh chóng.
Ngoài chi mua sắm thì chính phủ còn chi chuyển nhượng. Cụ thể như các khoản trợ cấp cho người nghèo, người dễ tổn thương…Hành động này sẽ gián tiếp tác động tới tổng cầu. Nếu chi chuyển nhượng tăng thì tiêu dùng cá nhân tăng kéo theo tăng tổng cầu. Ngược lại chi chuyển nhượng giảm thì chi tiêu cá nhân giảm và tổng cầu giảm.
Công cụ thứ hai của chính sách tài khóa đó chính là thuế. Hiện tại có nhiều loại thuế như thuế thu nhập cá nhân, thuế doanh nghiệp, thuế bất động sản…Tuy nhiên nhìn chung chia thành hai loại chính là thuế trực thu và thuế gián thu.
Loại thuế đánh trực tiếp lên thu nhập hoặc tài sản thì gọi là thuế trực thu. Còn loại thuế đánh giá lên hành vi sản xuất, hàng hóa…thì gọi là thuế gián thu.
Thuế tác động rất lớn tới nền kinh tế. Một là làm giảm thu nhập của mỗi cá nhân. Điều này sẽ ảnh hưởng và làm chi tiêu dịch vụ, hàng hóa giảm dẫn tới GDP và tổng cầu giảm. Hai là thuế khiến hàng hóa, giá cả có thể tăng đột biến làm giảm động cơ sản xuất, buôn bán, trao đổi của người dân.
Chính sách tài khóa có vai trò gì với kinh tế vĩ mô
Chính sách tài khóa đóng vai trò mấu chốt để ổn định và phát triển nền kinh tế vĩ mô. Trong điều kiện bình thường chính sách tài khóa sẽ là công cụ để chính phủ điều tiết kinh tế. Trường hợp kinh tế đi xuống thì nó lại được dùng để làm cân bằng lại. Như vậy có thể thấy khi thị trường bị thất bại thì chính sách tài khóa là “thuốc bổ” để xốc lại tinh thần. Từ đó cứu vãn cho sự trì trệ, xuống cấp của kinh tế.
Mặt khác chính sách tài khóa còn phân phối thu nhập, tài sản hay các rủi ro. Từ
đó giúp ổn định về mặt xã hội, tạo môi trường tốt, an toàn để đầu tư, tăng trưởng.
Mặc dù đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế vĩ mô nhưng chính sách này cũng gặp phải những hạn chế. Cụ thể là chính phủ mất một khoảng thời gian để điều tra nền kinh tế, sau khi có số liệu mới đưa ra chính sách. Sau khi chính sách được hiện thực hóa thì cũng mất một thời gian để ảnh hưởng và tác động.
Những chính sách tài khóa được Việt Nam áp dụng
Mặc dù chịu tác động của dịch bệnh và tình hình bất ổn của thế giới nhưng kinh tế Việt Nam vẫn có chuyển biến tốt. Trong thập niên qua được đánh giá là ổn định và phát triển bền vững. Có được kết quả như vậy là nhờ sự phối hợp chặt chẽ của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.
Gần đây nhất chính phủ đã hỗ trợ gói tài khóa với quy mô ở mức 1,5 – 6% GDP. Mục đích chính của gói này là cho phép giãn, hoãn nộp thuế thu nhập cá nhân, thuế doanh nghiệp, BHXH, tiền thuê đất.
Ngoài ra giảm 30% thuế cho doanh nghiệp nhỏ, cho HTX và hộ gia đình vào năm 2020. Đặc biệt chi 62 nghìn tỷ VND để trợ giúp cho người nghèo, thất nghiệp, ốm đau, mất khả năng lao động, Ngoài ra còn chi hỗ trợ ảnh hưởng từ thiên tai, dịch bệnh…
Câu hỏi chính sách tài khóa là gì và một số điều liên quan đến chính sách này đã được giải đáp ở bài viết trên. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn!
Xem thêm bài viết liên quan
- Kiểm tra khoản vay vpbank
- Các loại thẻ tín dụng
- Thẻ ngân hàng số đẹp
Trả lời